Hướng dẫn cách bốc bát hương, bát nhang bàn thờ đúng cách

Trong văn hóa người Việt, bát hương luôn là vật linh thiêng trên bàn thờ tại mọi nhà. Vì vậy, mọi nghi lễ, thủ tục liên quan đến bát hương đều được gia chủ vô cùng chú trọng, trong đó có nghi thức bốc bát hương. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu về bốc bát hương và cách bốc bát hương đúng cách.

1. Bốc bát hương là gì?

Bốc bát hương là thủ tục thường được chủ nhà tiến hành trong trường hợp chuyển nhà mới hoặc bát hương đã quá cũ. Thủ tục này không chỉ thể hiện sự quan tâm của bậc con cháu với tổ tiên mà còn nhằm xua đuổi vía xấu, những điều đen đủi để chuẩn bị cho một khởi đầu mới may mắn thuận lợi hơn.

Bốc bát hương thường diễn ra khi gia chủ chuyển nhà hoặc bát hương cũ đã bị hư hỏng.
Bốc bát hương thường diễn ra khi gia chủ chuyển nhà hoặc bát hương cũ đã bị hư hỏng.

2. Ai bốc bát hương thì tốt nhất? Có nên nhờ sư thầy bốc bát hương?

Theo quan niệm của cha ông, người đảm nhận trách nhiệm bốc bát hương nên là ông nội, ông ngoại nếu còn sống. Trong trường hợp ông nội/ngoại không còn thì người bốc là người có vai vế cao nhất trong gia đình.

Với những cặp vợ chồng sống riêng thì nên nhờ ba mẹ hai bên nội ngoại thay mặt tiến hành. Những người trẻ thường chưa đủ kinh nghiệm và trải đời để tiến hành thủ tục quan trọng này. Như vậy, mục đích ban đầu mới được thực hiện.

Nếu bạn là người quan trọng vấn đề tâm linh thì có thể nhờ sư thầy hoặc người thu hành có kinh nghiệm tiến hành nghi lễ. Hiện nay nhiều trường hợp thầy phong thủy “rởm”, lừa đảo nên gia chủ cần tìm hiểu để tránh “tiền mất tật mang”.

3. Nên bốc bát hương vào tháng nào trong năm?

Thời điểm nên tiến hành bốc bát hương thường là vào những tháng mùa xuân hoặc mùa thu. Vào khoảng thời gian này, âm dương giao hòa cân bằng, vạn vật hòa hợp nên rất thích hợp để diễn ra những nghi lễ tâm linh.

Gia chủ nên chọn các ngày có sao tốt chiếu như: Đại An, Tốc Hỷ và Tiểu Cát để tiến hành bốc bát hương. Những ngày này mang lượng năng lượng rất tốt để thực hiện. Gia chủ cần tránh những ngày xung với tuổi của mình để tránh xui xẻo, trắc trở. Ngoài ra, gia chủ cần tránh những ngày không vong hay những ngày xấu như Tam Nương, Nguyệt Kỵ, Sát Chú.

Bên cạnh đó, gia chủ cần cân nhắc lựa chọn giờ hoàng đạo để thực hiện nghi lễ vì nó mang năng lượng tốt, rất thích hợp cho các hoạt động tâm linh như vậy.

Thời gian bốc bát hương trong năm
Thời gian bốc bát hương trong năm

4. Chuẩn bị vật dụng để bốc bát hương

Gia chủ cần chuẩn bị đầy đủ những vật dụng dưới đây để nghi lễ bốc bát hương được tiến hành suôn sẻ nhất.

4.1. Bát hương

Bát hương nên được lựa chọn cẩn thận vì bát hương là tượng trưng cho lòng thành kính của bậc con cháu với tổ tiên, cha ông. Gia chủ càng thành tâm, cẩn thận sẽ càng được thần linh, bề trên che chở, bảo vệ.

Bát hương Bát Tràng men lam được nhiều gia chủ ưa chuộng
Bát hương Bát Tràng men lam được nhiều gia chủ ưa chuộng

4.2. Tro nếp

Gia chủ có thể chuẩn bị tro bếp hoặc tro đốt từ trấu (do trấu bọc gạo là ngọc thực). Những nền văn hóa khác nhau có những quan điểm khác nhau về vấn đề này. Gia chủ nên theo lời khuyên từ những người xung quanh có kinh nghiệm.

4.3. Tờ hiệu

Tờ hiệu là vật dụng để ghi tên người được thờ cúng.

4.4. Bộ thất bảo

Bộ Thất Bảo chính là cốt bát hương. Bên trong bao gồm: vàng, bạc, ngọc, xà cừ, san hô đỏ, thạch anh, mã não. Hiện nay có rất nhiều bên sản xuất và cung cấp bộ Thất Bảo đầy đủ mà không cần tìm kiếm và thu thập tất cả những thành phần trên. Bạn có thể tìm hiểu và tham khảo để tiến hành nghi lễ dễ dàng hơn.

4.5. Sắm lễ bốc bát hương

Mâm cơm cúng bốc bát hương là một phần quan trọng trong nghi lễ. Đồ lễ là tùy tâm và còn phụ thuộc vào việc bạn thờ gia tiên, thần linh hay thờ Phật thì đồ lễ sẽ có sự khác biệt.

Dưới đây là gợi ý mâm cơm cúng bốc bát hương gia tiên:

  • Con gà.
  • Chai rượu trắng.
  • Mâm ngũ quả.
  • Trầu 3 lá, cau 3 quả.
  • Gạo – muối – nước
  • Hoa
  • Chè khô, bao thuốc lá
  • Tiền vàng

5. Quy trình tự bốc bát hương, bát nhang đúng

5.1. Tẩy uế bát hương

Sau khi mua bát hương mới, gia chủ cần lau sạch, kỹ bát hương. Người ta thường dùng gừng giã nhỏ trộn với rượu trắng hoặc nước đun sôi để lau rửa bát hương. Bạn dùng một chiếc khăn sạch, mềm để nhúng vào hỗn hợp trên để tẩy uế bát hương. Sau khi lau xong, bạn cần để khô hoặc lấy khăn lau khô cho bát hương.

5.2. Chuẩn bị tro

Gia chủ sau khi lựa chọn được tro cần làm sạch, phơi khô. Để cẩn thận, bạn có thể dùng hỗn hợp nước gừng nói trên vẩy lên rơm để tẩy uế.

Bên cạnh đó, bạn cần đảm bảo đã có một bộ Thất Bảo đầy đủ. Lưu ý, gia chủ không nên cho bùa chú, linh phù vì có thể gây ra hiện tượng trường khí âm bất lợi.

5.3. Tiến hành bốc bát hương

Trước khi bốc, người bốc cần rửa tay sạch sẽ bằng rượu hoặc nước gừng. Tiến hành bốc bát hương, bạn bốc lần lượt từng nắm tro để vào. Thông thường, nhà chùa thường khuyên gia chủ đếm theo số sinh. Lần lượt đếm và bốc tro cùng lúc cho đến khi đầy miệng bát hương. Khi đến nắm cuối cùng sẽ dùng lại ở số “sinh” (trong “sinh, lão, bệnh, tử”). 

Ngoài ra trước khi tiến hành, gia chủ cần khấn nhỏ “Con tên … xin bốc bát hương cho gia tiên…”.

Thông thường nhiều gia đình không chỉ bốc một bát hương nên gia chủ cần chú ý viết giấy dán bên ngoài để tránh nhầm lẫn. Khi đưa lên bàn thờ thì bỏ tờ giấy dán ra.

Lưu ý khi tiến hành bốc bát hương
Lưu ý khi tiến hành bốc bát hương

5.4. Đặt bát hương lên bàn thờ

Người bốc bát hương tiến hành đặt bát hương lên bàn thờ. Cần đặt theo đúng vị trí. Bát hương thần linh là bát ở giữa. Bát hương bà cô ở tay trái từ bên trong nhìn ra. Bát hương gia tiên nằm ở bên phía bên phải từ bên trong nhìn ra. 

Khi chân nhang quá nhiều cần rút bớt, bạn nhớ lưu ý để lại 5 chân. Những chân nhổ đi cần đem đốt, thả tro trôi sông.

Với bát nhang bỏ đi, gia chủ cần thả trôi sông, tránh vứt linh tinh ở nơi uế tạp, bẩn thỉu.

5.5. Đọc văn khấn bốc bát hương

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương trời mười phương Phật. Con kính lạy các chư vị thần linh, hiển linh, hiển pháp, pháp thuật vô biên.

Hôm nay là ngày …. tháng …. năm ….

Tên con là ………… (Tín chủ của ………. địa chỉ ………..)

Con làm lễ bốc bát hương mới (thay bàn thờ mới), mục đích con xin cầu………, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, ăn nên làm ra, cầu được ước thấy, vạn sự như ý.

Con xin kính lạy các cụ tổ tiên nội ngoại sống khôn thác thiêng, hôm nay con làm lễ bốc bát hương mới (thay bàn thờ mới), kính xin các cụ về phù hộ độ trì cho con cho cháu mạnh khoẻ, an ninh khang thái, mọi việc được hanh thông.

Con kính lạy các bà cô tổ ông mãnh nội ngoại sống khôn chết thiêng cho con cầu ……………………

Cúng xong, hương cháy hết đợt thứ nhất, sau khi thắp đợt thứ hai thì bắt đầu hóa tiền vàng, tờ văn khấn. Vãi gạo, muối ra trước cửa ngõ (vãi riêng từng thứ). Lúc tàn hết hương thì xin hạ lễ. Lúc tàn hết hương thì xin hạ lễ, đem thịt và trứng sống luộc chín. 

Bài văn khấn trên là bài văn khấn của đại sư Đại Đức Thích Tâm Kiên, trụ trì chùa Một Cột.

6. Sau khi bốc bát hương cần làm gì?

Theo dân gian, sau khi hoàn thành thủ tục bốc bát hương, trong vòng 1000 ngày, gia chủ cần thực hiện thêm lễ tạ bàn thờ gia tiên. Nghi thức này sẽ mang đến cho gia chủ sự may mắn, ấm no, hạnh phúc, vạn sự như ý.

Trong suốt 100 ngày, gia chủ cần thay nước và thắp nhang mỗi ngày. Vào những dịp ngày rằm hay mùng 1 hàng tháng, gia chủ thắp 5 nén nhang theo hình chữ thập cân đối.

Dưới đây là gợi ý lễ tạ bàn thờ sau 100 ngày bốc bát hương:

  • Gạo, muối, nước
  • Hai cây nến hoặc đèn dầu
  • Hương cuón
  • Hoa
  • Quả
  • Vàng mã, trầu cau

7. Lưu ý những điều kiêng kỵ khi bốc bát hương

Trong quá trình bốc bát hương, gia chủ cần lưu ý một số điều sau để đảm bảo sự tôn nghiêm để nghi lễ thành công.

  • Không nên sử dụng bát hương cũ, sứt mẻ, hỏng để thờ cúng
  • Không nên sử dụng bát hương có mùi khó chịu, mùi nặng.
  • Không nên dùng quá nhiều bát hương cùng một lúc.
  • Không nên sử dụng quạt/điều hòa hay các thiết bị làm mát trong lúc thờ cúng.
  • Không nên thắp nến và đèn điện cùng một lúc
  • Không nên để bát hương quá gần với những đồ vật trang trí khác
  • Sau khi thờ cúng xong, gia chủ cần đảm bảo lửa đã tắt hết và vệ sinh khu vực cúng bái.
Bát hương cần được rửa sạch, không có mùi khó chịu.
Bát hương cần được rửa sạch, không có mùi khó chịu.

Trong quá trình bốc hương, gia chủ cần lưu ý một số điều kiêng kỵ sau:

  • Tránh bốc hương vào những ngày xấu, đã liệt kê bên trên
  • Không nên bốc bát hương vào khoảng thời gian trưa hoặc đêm khuya
  • Không nên sử dụng quá nhiều hương liệu trong cùng một lần bốc.
  • Tránh làm đổ hương lên mặt bàn thờ hoặc đất
  • Cần giữ tâm trí trong sáng, sạch sẽ, tôn trọng thần linh, gia tiên.

Trên đây là những chia sẻ của Decopro về thủ tục bốc bát hương. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nghi thức này. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ với Decopro để được giải đáp ngay lập tức nhé!

Tin Liên Quan